Giới thiệu ngành Công nghệ Chế biến Lâm sản năm2021

2 tháng 4, 2021

 

GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN NĂM 2021

 

1. THÔNG TIN CHUNG

            - Tên chương trình: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN (CÔNG NGHỆ GỖ)

            - Trình độ đào tạo: Đại học chính quy

            - Thời gian đào tạo: 4 năm

            - Tổng số tín chỉ: 127

- Đơn vị quản lý: Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

     Đào tạo kỹ sư Công nghệ gỗ có có kiến thức chuyên sâu về: Khoa học gỗ, Công nghệ xẻ gỗ, Công nghệ sấy gỗ, Công nghệ xử lý bảo quản gỗ và Lâm sản, Thiết kế và chế tạo sản phẩm gỗ, Công nghệ vật liệu gỗ (ván dăm, ván dán, ván MDF, ván ghép thanh,…), Máy và thiết bị chế biến gỗ, Tự động hoá trong chế biến gỗ; Tổ chức, quản lý sản xuất, điều hành các Công ty, nhà máy gia công, chế biến sản phẩm gỗ.

3. NĂNG LỰC SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP

+ Kiểm tra, đánh giá tính chất của gỗ và sản phẩm gỗ (gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn gỗ, các loại gỗ công nghiệp khác như ván MDF, ván dán, ván ghép thanh…).

+ Thiết lập và tổ chức thực hiện các loại hình công nghệ, chế tạo, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm gỗ, vật liệu gỗ (ván dăm, ván sợi - MDF, ván dán, ván ghép thanh, sàn gỗ công nghiệp).

+ Sử dụng hiệu quả; cải tiến các máy, thiết bị chế biến gỗ và dây chuyền tự động hóa trong các nhà máy chế biến gỗ.

+ Thành thạo vẽ kỹ thuật, thiết kế đồ họa và bóc tách sản phẩm đồ gỗ; kỹ năng tính toán, thành thạo thao tác trên máy vi tính mà chuyên ngành đòi hỏi bắt buộc.

+ Thiết kế đồ gỗ và sản phẩm nội thất đáp ứng tốt công năng theo nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật.

+ Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến gỗ và thi công các công trình xây dựng gỗ.

+ Tổ chức hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chế biến gỗ.

+ Kinh doanh và phát triển thị trường về sản phẩm gỗ và vật liệu gỗ

+ Có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ trong các lĩnh vực chuyên sâu về chế biến gỗ và vật liệu gỗ.

+   Khả năng tiếp cận, nghiên cứu và triển khai công nghệ mới nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

+ Tư duy sáng tạo, phương pháp làm việc khoa học, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, báo cáo và thuyết trình ý tưởng.

4. HỌC BỔNG

Ngoài học bổng của Trường Đại học Lâm nghiệp trao cho sinh viên có thành tích học tập tốt vào đầu mỗi năm học, sinh viên còn được Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất cấp học bổng khuyến học từ quỹ học bổng WIID do các doanh nghiệp, cựu sinh viên tài trợ và học bổng CNR do các cựu giảng viên Khoa CNR (trước đây) tài trợ.

5. CƠ HỘI, VỊ TRÍ VIỆC LÀM

  (100% sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm với mức lương khởi điểm từ 8 – 10 tr/tháng)

 - Công chức tại các Sở, Ban ngành: Sở KHCN, Sở TNMT, Sở Công thương…

 - Giảng viên các trường Đại học Cao Đẳng; Nghiên cứu viên, kỹ thuật viên tại các Viện nghiên cứu.

 - Kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ, vật liệu gỗ và các sản phẩm đồ gỗ.

 - Cán bộ tổ chức, Quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng tại các Công ty, nhà máy sản xuất đồ gỗ.

 - Kỹ sư thiết kế kỹ thuật tại các Công ty thiết kế đồ gỗ và trang trí nội thất.

- Kỹ sư giám sát và tổ chức thi công công trình gỗ.

 - Cán bộ kỹ thuật bảo tồn và phục chế di sản văn hóa bằng gỗ.

6. CƠ HỘI HỌC TẬP

Học tập và thực hiện đồ án thực tế với công nghệ mới; - Thực hành, thực tập tại các công ty, doanh nghiệp về chế biến gỗ và trang trí nội thất hiện đại; - Học tập chuyển tiếp và nâng cao tại các trường Đại học trong nước và quốc tế như: Nhật, Mỹ, Đức, Úc, Nga, Trung Quốc, …

7. ĐỘI NGŨ GIẢNG DẠY

8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ NCKH CỦA SINH VIÊN

Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thăm khu trưng bày sản phẩm KHCN

Hoạt động thực hành và thực tập của sinh viên

Các hoạt động NCKH và Khởi nghiệp của sinh viên

 

Tác giả: Bộ môn CN&TBCBG

 


Chia sẻ