GIỚI THIỆU CHUNG NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

13 tháng 3, 2016
Giới thiệu nghành Công nghệ Vật liệu

 1.Ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Công nghệ vật liệu 

Tiếng Anh:  Materials Technology

Ngành Công nghệ vật liệu thuộc Viện Công nghiệp gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp là một ngành mới thành lập, được xây dựng và đào tạo đến nay mới 03 năm.  Chương  trình đào tạo ngành CNVL luôn thực hiện theo định hướng: Lý thuyết – Thực hành/Thí nghiệm – Thực tập - Ứng dụng thực tiễn sản xuất. Sinh viên bước đầu được tiếp cận các cơ sở sản xuất dưới các hình thức: tham quan, thực tập. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo của ngành là những giảng viên, nhà khoa học có học hàm, học vị cao, có uy tín lớn trong ngành, được đào tạo tại các trường đại học lớn, có uy tín trong và ngoài nước.

Trong khóa học, sinh viên không những được học tập các kiến thức lý thuyết cơ bản về chuyên môn trên lớp mà còn được Viện tổ chức cho tham quan mô hình hoạt động của các nhà máy Chế biến gỗ lớn chuyên sản xuất vật liệu gỗ, vật liệu compozit, viên nén gỗ hay các nhà máy sản xuất giấy…

Để thực hiện tốt công tác đào tạo của ngành,  Hiện nay Viện đã thiết lập các mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp lớn trong cả nước về chế biến gỗ cho sinh viên được thực tập và tiếp cận với thực tiễn sản xuất như: Công ty Cổ phần Woodsland, Công ty Công ty MDF Tân An, Công ty Cổ phần Eurowindow.

2.Mã ngành: 52510402

3.   Thời gian đào tạo: 4 năm

4.   Khối lượng kiến thức toàn khóa: 132 tín chỉ

5.   Loại hình đào tạo: Chính quy

6.   Mục tiêu đào tạo

6.1. Kiến thức          

            Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản, cơ sở  ngành và chuyên ngành  của các nhóm vật liệu: vật liệu gỗ, polyme và compozit, bột giấy và giấy; vật liệu xây dựng ceramic, để sau khi tốt nghiệp có đủ trình độ năng lực hoàn thành nhiệm vô chuyên môn được giao có hiệu quả chất lượng.

            Kỹ sư ngành Công nghệ vật liệu được đào tạo theo mô hình ngành rộng, có hiểu biết sâu về cấu trúc, tính chất cũng như công nghệ chế tạo, gia công và ứng dụng vật liệu gỗ, polyme và compozit, giấy và bột giấy, vật liệu ceramic. Có  kiến thức, kỹ năng và khả năng ứng dụng các kiến thức kỹ thuật công nghệ cần thiết để thực hiện tốt công việc của người kỹ sư trong việc vận hành các quy trình sản xuất vật liệu, lựa chọn vật liệu để chế tạo sản phẩm, quản lý và kiểm tra chất lượng và phát triển sản phẩm, sử dụng các thiết bị trong lĩnh vực công nghệ vật liệu.

6.2. Kỹ năng

       - Có khả năng kiểm tra, đánh giá chất lượng của các loại vật liệu:vật liệu gỗ, bột giấy và giấy, polyme và compozit, vật liệu xây dựng;

      - Thiết lập và tổ chức thực hiện các loại hình công nghệ, chế tạo, gia công các loại vật liệu: vật liệu gỗ, polyme và compozit, vật liệu xây dựng,  sản xuất bột giấy, giấy;

       - Lựa chọn các loại vật liệu  gỗ, polyme và compozit, vật liệu xây dựng phự hợp với lĩnh vực sử dụng;

       - Tổ chức thực hiện các quá trình gia công vật liệu để sản xuất các sản phẩm;

       - Sử dụng hiệu quả, cải tiến các máy, thiết bị gia công  sản xuất vật liệu;

       - Tổ chức, chỉ đạo, quản lý các hoạt động sản xuất tại các cơ sở sản xuất vật liệu

       - Tổ chức hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về vật liệu;

      - Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

         + Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật, tư duy hệ thống và tư duy phê bình;

        + Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;

        + Năng động, sáng tạo và nghiêm túc có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;

         + Kỹ năng tổ chức, lónh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành); giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;

       - Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc.

7.   Vị trí làm việc

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành công nghệ vật liệu có thể:

            -  Làm các công việc  kỹ thuật công nghiệp, quản lý chất lượng, chỉ đạo sản xuất..., tại các đơn vị sản xuất vật liệu gỗ, polyme  compozit, giấy và bột giấy, vật liệu xây dựng;

            - Tư vấn, chuyển giao công nghệ tại các cơ quan, nhà máy thuộc lĩnh vực công nghệ gỗ, giấy và bột giấy, polyme và compozit, vật liệu xây dựng;

            - Làm việc ở các  cơ quan quản lý, các công ty, quản lý dự án, đơn vị kinh doanh, xuất nhập khẩucó liên quan đến vật liệu;

            - Giảng  dạy các môn  thuộc ngành  công nghệ vật liệu các trường Đại học, Cao đẳng, các trường dạy nghề;

            - Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực vật liệu ở các Viện nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học và cao đẳng.

8. Một số hình ảnh về đào tạo, sản phẩm KHCN               


Chia sẻ