Thông tin giới thiệu ngành Công nghệ Chế biến Lâm sản (Công nghệ gỗ và Quản lý sản xuất) năm 2018

15 tháng 4, 2018

 

GIỚI THIỆU THÔNG TIN NGÀNH ĐÀO TẠO

 

I. GIỚI THIỆU

   Ngành Chế biến Lâm sản thuộc Viện Công nghiệp gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp là một ngành truyền thống với gần 55 năm xây dựng và phát triển. Đến nay, Viện đã đào tạo hơn 4500 Kỹ sư CBLS, hàng trăm học viên cao học và tiến sĩ. Chương trình đào tạo luôn thực hiện theo định hướng: Lý thuyết – Thực hành/Thí nghiệm – Thực tập - Ứng dụng thực tiễn sản xuất.

   Kỹ sư chế biến lâm sản sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí như làm công tác quản lý sản xuất và nhiều công việc có liên quan đến gỗ, vật liệu gỗ; Kỹ sư thiết kế kỹ thuật, kiểm soát chất lượng ở các nhà máy chế biến gỗ như các nhà máy ván MDF, nhà máy ván ép, nhà máy ván ghép thanh, công ty sản xuất đồ gỗ, các công ty thiết kế nội  thất, các cơ sở kinh doanh, thương mại về xuất nhập khẩu về gỗ và sản phẩm gỗ trên địa bàn cả nước, các sở ban ngành, các trường đại học, viện nghiên cứu.

   Chế biến gỗ là 1 trong 10 ngành mang lại nguồn thu lớn nhất từ xuất khẩu và có đóng góp đáng kể vào GDP cả nước. Hiện nay, cả nước có trên 4200 doanh nghiệp, trong đó 95% doanh nghiệp tư nhân (16% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI), 5% doanh nghiệp nhà nước, 340 làng nghề chế biến gỗ. Đây là nguồn sử dụng lao động dồi dào cho ngành chế biến Lâm sản vô cùng tiềm năng.

   Để thực hiện tốt công tác đào tạo của ngành,  Hiện nay Viện đã thiết lập các mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp lớn trong cả nước về chế biến gỗ cho sinh viên được thực tập và tiếp cận với thực tiễn sản xuất như: Công ty Cổ phần Woodsland, Công ty Công ty MDF Tân An, Công ty Cổ phần Eurowindow, Công ty Pisico Bình Định, nhà máy CBG Nghệ An (Tập đoàn TH True Milk), Công ty CP SAHABAK …

1.  Một số thông tin về chương trình đào tạo:

- Tên ngành đào tạo:   

+ Tiếng Việt: Công nghệ chế biến lâm sản

+ Tiếng Anh: Wood Technology

- Mã số ngành đào tạo:                7549001 (Đã thay đổi theo mã ngành mới năm 2108)

- Danh hiệu tốt nghiệp:                Kỹ sư

- Thời giạn đào tạo:                      4 năm

- Tên văn bằng tốt nghiệp:   

+ Tiếng Việt: Kỹ sư chế biến lâm sản

+ Tiếng Anh: Wood technology

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Viện Công nghiệp gỗ Trường Đại học Lâm nghiệp 

2.   Mục tiêu của chương trình đào tạo

- Mục tiêu chung:

   Đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, có kỉ luật, đạo đức nghề nghiệp nắm vững kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thành thạo các kỹ năng cần thiết thuộc lĩnh vực Chế biến gỗ và lâm sản để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Mục tiêu cụ thể:

* Kiến thức:

    Nắm vững đượccác khối kiến thức của các môn học khoa học tự nhiên, cơ sở khối ngành kỹ thuật, các kiến thức chuyên môn và chuyên ngành về công nghệ và thiết bị chế biến lâm sản thuộc các lĩnh vực: khoa học gỗ, công nghệ sản xuất đồ gỗ, thiết kế sản phẩm gỗ, công nghệ vật liệu gỗ, công nghệ xẻ, công nghệ sấy gỗ, bảo quản gỗ, công nghệ sản xuất giấy và bột giấy, máy và thiết bị chế biến gỗ, tự động hóa trong chế biến gỗ.

      * Kỹ năng

-  Kiểm tra, đánh giá tính chất của gỗ và sản phẩm gỗ;

- Thiết lập và tổ chức thực hiện các loại hình công nghệ, chế tạo, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm gỗ, vật liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ:

- Sử dụng hiệu quả, cải tiến các máy, thiết bị chế biến gỗ, máy và các dây chuyền tự động  hóa trong các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Thành thạo vẽ kỹ thuật, thiết kế đồ họa và bóc tách bản vẽ sản xuất đồ gỗ, kỹ năng tính toán, thành thạo thao tác trên máy vi tính mà chuyên ngành đòi hỏi bắt buộc;

- Thiết kế đồ gỗ và nội thất đáp ứng tốt công năng theo nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật.

- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản và thi công các công trình xây dựng gỗ;

            - Giao tiếp xã hội và làm việc nhóm tốt; sử dụng tin học và ngoại ngữ  đáp ứng yêu cầu công việc.

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chế biến gỗ.

- Có trình độ ngoại ngữ, tư duy sáng tạo tìm hiểu và theo sát những tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Có năng lực độc lập thu thập số liệu và tự đào tạo đổi mới kiến thức.

      * Thái độ:

         Có tính kỷ luật, tác phong công nghiệp, trung thực, chính xác và hiệu quả trong công việc. Giao tiếp xã hội và làm việc nhóm tốt đáp ứng yêu cầu công việc.

3. Thông tin tuyển sinh: Theo qui định, đề án tuyển sinh của Trường ĐHLN năm 2018.

II. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

1. Kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ, vật liệu gỗ và sản phẩm đồ gỗ

  • Nhiệm vụ và công việc phải làm

– Tìm kiếm, xây dựng mạng lưới khách hàng tiềm năng.

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng các vấn đề liên quan trong quá trình sử dụng gỗ

– Trao đổi, thương lượng với khách hàng về khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ của Công ty và chốt đơn hàng.

– Thực hiện, theo dõi đơn hàng đồng thời chăm sóc và phát triển danh mục khách hàng được giao.

  • Yêu cầu về năng lực, tính cách, kĩ năng mềm

- Hiểu biết về vật liệu gỗ (gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp)

- Nhanh nhẹn, giao tiếp tự tin

- Thành thạo tiếng anh Giao tiếp trong công việc

  • Các đơn vị tuyển dụng

- Các công ty nhập khẩu gỗ: Cty TNHH gỗ Tản Viên, Công ty gỗ Sơn Thắng, Cty TNHH Minh Long…

- Các công ty sản xuất và phân phối gỗ công nghiệp

  • Triển vọng phát triển nghề nghiệp

- Sau quá trình làm việc, tích lũy kinh nghiệm, xây dựng mạng lưới khách hàng ổn định có thể được xem xét thăng chức lên Trưởng phòng kinh doanh, giám đốc bán hàng hoặc các vị trí cao hơn

2. Quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng tại các nhà máy sản xuất đồ gỗ

  • Nhiệm vụ và công việc phải làm

- Tổ chức, kiểm tra và giám sát các thành viên trong tổ nhằm đảm bảo thực hiện đúng Kế hoạch sản xuất.

- Chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất, điều phối lao động chung trong ca để đảm bảo năng suất, chất lượng theo yêu cầu.

- Giám sát việc tuân thủ an toàn lao động, BHLĐ trong ca.

- Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các công nhân trong ca.

- Đào tạo và đề xuất đào tạo cho người lao động trong tổ nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt nhất là tay nghề.

- Phối hợp với bộ phận công nghệ để giải quyết các sự cố liên quan đến thiết bị, sản phẩm...

- Tham mưu cho Ban Giám đốc về các hoạt động liên quan đến sản xuất, nhân sự.

- Thực hiện công tác kiểm kê định kỳ, bất thường.

- Thực hiện các công việc, nghiệp vụ khác theo sự phân công của cấp trên.

  • Yêu cầu về năng lực, tính cách, kĩ năng mềm

- Hiểu biết về vật liệu nội thất (đặc biệt là gỗ).

- Giỏi về kỹ thuật gia công các sản phẩm gỗ, kết cấu đồ gỗ

- Biết sử dụng và vận hành các máy móc trong dây chuyền sản xuất

- Đọc bản vẽ 2D và 3D

- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.

- Có kỹ năng quản lý, phân tích, tổng hợp và lập kế hoạch

- Có kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề

- Có kỹ năng đào tạo, hướng dẫn thực hiện công việc

- Có khả năng làm việc nhóm tốt, chịu được áp lực công việc.

  • Các đơn vị tuyển dụng

- Các nhà máy sản xuất nội thất: Cty CP Woodland, Cty CP Lâm sản Nam Định..

  • Triển vọng phát triển nghề nghiệp

- Phát triển chuyên môn nghiệp vụ lên vị trí giám đốc, phó giám đốc phụ trách kỹ thuật tại các nhà máy lớn.

3. Kỹ sư thiết kế kỹ thuật tại các công ty thiết kế đồ gỗ và trang trí nội thất

  • Nhiệm vụ và công việc phải làm

- Nghiên cứu, tìm kiếm sản phẩm, vật liệu và các yếu tố chuyên ngành khác để xây dựng phương án thiết kế phù hợp với yêu cầu công việc.

- Gặp gỡ lấy ý kiến của khách hàng, khảo sát mặt bằng, lên ý tưởng, lập phương án thiết kế sau đó phối hợp với các bộ phận trong quá trình triển khai các dự án.
- Lên bản vẽ 2D, bảo vệ ý tưởng trước khách hàng, tư vấn được cho khách hàng về hình ảnh & công năng sử dụng sản phẩm.

- Triển khai các tài liệu hướng dẫn sản xuất, kiểm soát chất lượng xuống nhà máy. Giải quyết các phát sinh trong quá trình sản xuất

  • Yêu cầu về năng lực, tính cách, kĩ năng mềm

- Có ý tưởng và tư duy tốt về các loại hình sản phẩm nội thất

- Hiểu biết về vật liệu nội thất (đặc biệt là gỗ).

- Hiểu biết về kết cấu thi công đồ gỗ nội thất và các biện pháp thi công theo ý tưởng thiết kế được đưa ra và bóc tách khối lượng, lập dự toán giá thành

- Nắm vững chuyên môn, sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế chuyên ngành: Auto Cad, 3D Max, Photoshop, Sketchup.

- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, khai thác Internet và các phần mềm chuyên ngành thiết kế nội thất, đồ họa.

- Tinh thần chịu tiếp thu công việc, cầu tiến, nhiệt tình đam mê với sản phẩm.

- Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm

  • Các đơn vị tuyển dụng

- Các công ty thiết kế nội thất: Cty Halam, Cty X.Home, Cty More Home…

- Các nhà máy sản xuất nội thất: Cty CP Woodland, Cty CP Lâm sản Nam Định..

- Các đơn vị thương mại về đồ gỗ và các sản phẩm gỗ: UMA,

  • Triển vọng phát triển nghề nghiệp

- Với các nhà thiết kế có kinh nghiệm hoàn toàn có thể tách ra lập công ty thiết kế nội thất, làm các freelance cho nhiều công ty thiết kế

- Các nhà kỹ thuật có kinh nghiệm hoàn toàn có thể tách ra mở xưởng sản xuất nội thất, làm giám sát nội thất cho các đơn vị xây dựng lớn chuyên về hoàn thiện chung cư như Vingroup, HoaBinh, Vinaconex

4. Cơ hội việc làm khác:

- Công chức tại các sở ban ngành: Sở KHCN, Sở TNMT

- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên tại các Viện nghiên cứu

- Kỹ thuật viên bảo tồn và phục chế đồ gỗ cổ, mộc bản…

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

 

TT

Học phần

Số TC

Thời lượng (tiết)

HP tiên quyết

L.thuyết

BT/TL

BT lớn

TN/TH

Tự học

TC

TT

TC

TT

TC

TT

TC

TT

A

Kiến thức GDĐC

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

Các học phần bắt buộc

38

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Những NL cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin

5

60

60

15

30

 

 

 

 

 

 

2

Đường lối cách mạng của Đảng CSVN

3

35

35

10

20

 

 

 

 

 

1

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

1

4

Anh văn 1

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Anh văn 2

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

6

Anh văn 3

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

7

Anh văn 4

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

8

Hóa cao phân tử

2

25

25

 

 

 

 

5

10

 

 

9

Vật lý đại cương

3

30

30

5

10

 

 

10

20

 

 

10

Toán cao cấp B

3

35

35

10

20

 

 

 

 

 

 

11

Xác xuất thống kê

3

35

35

10

20

 

 

 

 

 

 

12

Pháp luật đại cương

2

30

30

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Tin học đại cương

3

30

30

 

 

 

 

15

30

 

 

14

Giáo dục thể chất

 

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

15

Giáo dục Q.phòng

 

 

I.2

Các học phần tự chọn

2/6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Kỹ năng giao tiếp cơ bản

2

25

25

10 

 

 

 

 

 

 

17

Phương pháp NCKH

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

 

18

Tiếng Anh chuyên ngành chế biến gỗ

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4, 5

B

Kiến thức GDCN

75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Kiến thức cơ sở ngành

28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

Kiến thức bắt buộc

24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Hình  học họa hình & Vẽ kỹ thuật

4

45

45

5

10

 

 

10

20

 

 

20

Cơ học kỹ thuật

4

45

45

15

30

 

 

 

 

 

19

21

Kỹ thuật điện và

điện tử

3

35

35

 

 

 

 

10

20

 

9

22

Nguyên lý máy

3

30

30

5

10

10

30

 

 

 

20

23

Kỹ thuật nhiệt

2

20

20

10

20

 

 

 

 

 

 

24

Dẫn động và điều khiển bằng thủy khí trong CBG

2

20

20

 

 

5

15

5

10

 

22

25

Khoa học gỗ 

4

45

45

 

 

 

 

15

30

 

 

26

Nguyên lý cắt vật liệu gỗ

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

25

I.2

Kiến thức tự chọn

4/6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

27

Nguyên lý thiết kế nội thất

2

20

20

 

 

10

30

 

 

 

 

28

Biến tính gỗ

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

25

29

Hoá học gỗ

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

8, 25

II

Kiến thức ngành

47

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.1

Kiến thức bắt buộc

34

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

Máy và thiết bị CBLS

4

40

40

 

 

10

30

10

20

 

26

31

Tự động hoá trong CBLS

2

20

20

 

 

5

15

5

10

 

30

32

Keo dán gỗ

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

25

33

Bảo quản gỗ

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

25

34

Công nghệ sấy gỗ

3

30

30

 

 

5

15

10

20

 

25

35

Công nghệ xẻ

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

26

36

Công nghệ Vật liệu gỗ

4

50

50

 

 

 

 

10

20

 

30

37

Thiết kế đồ gỗ

3

30

30

 

 

15

45

 

 

 

25

38

Công nghệ mộc

3

30

30

 

 

 

 

15

30

 

30

39

Công nghệ trang sức vật liệu gỗ

3

30

30

 

 

 5

15 

10

20

 

38

40

CN chế biến hóa học gỗ

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

25

41

An toàn và vệ sinh lao động

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

30,31,40

42

Đồ án công nghệ vật liệu gỗ

1

 

 

 

 

15

45

 

 

 

36

43

Đồ án CN sản xuất đồ mộc

1

 

 

 

 

15

45

 

 

 

38

II.2

Kiến thức bổ trợ

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

44

Quản trị kinh doanh 1

3

40

40

5

10

 

 

 

 

 

 

45

Tổ chức sản xuất chế biến gỗ

2

20

20

 

 

5

15

5

10

 

36, 38

46

Autocad ứng dụng

2

10

10

 

 

 

 

20

40

 

13, 19

II.3

Kiến thức tự chọn

6/18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

47

Seminar chế biến gỗ

2

20

20

10

20

 

 

 

 

 

 

48

Tổ chức và giám sát thi công công trình gỗ

2

20

20

10

20

 

 

 

 

 

 

49

Nguyên lý TK XN CBLS

2

20

20

 

 

10

30

 

 

 

 

50

Công nghệ CNC gia công gỗ

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

 

51

Lắp đặt và sử dụng máy chế biến  gỗ

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

 

52

Công nghệ vật liệu composite gỗ

2

20

20

10

20

 

 

 

 

 

 

53

Công nghệ sản xuất đồ gỗ

2

20

20

10

20

 

 

 

 

 

 

54

Thiết kế Nội thất

2

20

20

10

20

 

 

 

 

 

 

55

Công nghệ chế biến và sử dụng tre, mây

2

20

20

10

20

 

 

 

 

 

 

 

Khoá luận tốt nghiệp

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                           

 

III. Thực tập kỹ thuật

TT

Thực tập sản xuất

Nội dung thực tập

Số TC

Học kỳ 

1

Thực tập nhận thức nghề nghiệp

Tham quan, kiến tập, tìm hiểu về các hoạt động sản xuất, công nghệ sản xuất liên quan đến lĩnh vực gia công, chế biến gỗ và lâm sản.

1

2

2

Thực tập kỹ thuật 1

Thực tập nghề nghiệp về các lĩnh vực nhận biết gỗ, đánh giá chất lượng gỗ, công nghệ xẻ, công nghệ sấy gỗ, bảo quản gỗ, công nghệ sản xuất vật liệu gỗ, máy và thiết bị chế biến gỗ, công nghệ sản xuất đồ gỗ, công nghệ trang sức vật liệu gỗ.

5

6

3

Thực tập kỹ thuật 2

Thực tập nghề nghiệp về tổ chức sản xuất và quản lý chât lượng sản phẩm gỗ tại các nhà máy và doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản.

3

7

Tổng số tín chỉ: 134

 

IV. CHUẨN ĐẦU RA

1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn

1.1. Về kiến thức

   Nắm vững được các khối kiến thức của các môn học khoa học tự nhiên, cơ sở khối ngành kỹ thuật, các kiến thức chuyên môn và chuyên ngành về công nghệ và thiết bị chế biến lâm sản thuộc các lĩnh vực: khoa học gỗ, công nghệ sản xuất đồ gỗ, thiết kế sản phẩm gỗ, công nghệ vật liệu gỗ, công nghệ xẻ, công nghệ sấy gỗ, bảo quản gỗ, công nghệ sản xuất giấy và bột giấy, máy và thiết bị chế biến gỗ, tự động hóa trong chế biến gỗ.

1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2. Về kỹ năng

2.1 Kỹ năng chuyên môn

-  Kiểm tra, đánh giá tính chất của gỗ và sản phẩm gỗ;

- Thiết lập và tổ chức thực hiện các loại hình công nghệ, chế tạo, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm gỗ, vật liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ:

- Sử dụng hiệu quả, cải tiến các máy, thiết bị chế biến gỗ, máy và các dây chuyền tự động hóa trong các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Thành thạo vẽ kỹ thuật, thiết kế đồ họa và bóc tách bản vẽ sản xuất đồ gỗ, kỹ năng tính toán, thành thạo thao tác trên máy vi tính mà chuyên ngành đòi hỏi bắt buộc;

- Thiết kế đồ gỗ và nội thất đáp ứng tốt công năng theo nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật.

- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản và thi công các công trình xây dựng gỗ;

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chế biến gỗ.

- Có trình độ ngoại ngữ, tư duy sáng tạo tìm hiểu và theo sát những tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Có năng lực độc lập thu thập số liệu và tự đào tạo đổi mới kiến thức.

2.2. Về kĩ năng bổ trợ

2.2.1. Kỹ năng tự chủ

- Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc. Có kỹ năng hội nhập và học tập suốt đời;

- Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý. Kỹ năng làm việc dưới áp lực thời gian và hạn chót của công việc;

-  Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi.

2.2.2. Kỹ năng làm việc nhóm

-  Chủ động, tích cực trong khi làm việc trong 1 nhóm, tổ sản xuất;

-  Hiểu được quy trình và các công đoạn sản xuất để có thể phối hợp với các công đoạn và dây chuyền sản xuất khác.

2.2.3. Kỹ năng giao tiếp

-  Sắp xếp được ý tưởng, nội dung giao tiếp;

-  Giao tiếp được bằng văn bản, qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông;

-  Có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp với các cá nhân và tổ chức để giải quyết công việc

2.2.4. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

-  Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một đơn đặt hàng, hoặc yêu cầu từ phía đối tác về các sản phẩm đồ gỗ; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường;

2.2.5. Kỹ năng tin học và công nghệ

-  Sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng (Word, Excel, Power point) và các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Autocad, 3DMax, Sketchup

2.2.6. Kỹ năng quản lý và lãnh đạo

-   Biết tổ chức, phân công công việc trong nhóm/ đơn vị;

-   Có khả năng tham gia đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể;

-   Bước đầu biết cách liên kết được với các đối tác chủ yếu.

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

-  Sẵn sàng đương đầu với khó khăn;

-  Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo;

-  Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp;

-  Chính trực, tự tin, linh hoạt, phản biện, sáng tạo.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

-  Công bằng, trung thực và trách nhiệm;

-  Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

-  Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

-  Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;

-  Đấu tranh cho công bằng, dân chủ, văn minh của xã hội;

4. Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

- Công chức tại các Sở, Ban ngành: Sở KHCN, Sở TNMT…

- Giảng viên các trường Đại học Cao Đẳng, nghiên cứu viên kỹ thuật viên tại các Viện nghiên cứu

- Kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ, vật liệu gỗ và các sản phẩm đồ gỗ

- Quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng tại các nhà máy sản xuất đồ gỗ, các đơn vị xuất khẩu đồ gỗ

- Kỹ sư thiết kế kỹ thuật tại các công ty thiết kế đồ gỗ và trang trí nội thất

- Kỹ thuật viên bảo tồn và phục chế đồ gỗ cổ, mộc bản.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp.

- Có khả năng tự học suốt đời;

- Có thể tiếp tục theo học ngành học này ở các bậc đào tạo sau đại học;

- Có thể tham gia học ở bậc đào tạo sau đại học của các ngành thuộc nhóm ngành gần;

- Có thể tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành ngắn hạn;

- Có thể tham gia cộng đồng nhóm trao đổi chuyên môn liên quan đến đồ gỗ và thiết kế đồ gỗ.

6. Hình ảnh về đào tạo, sản phẩm KHCN và việc làm.

Lễ trao học bổng khuyến học - Viện Công nghiệp gỗ

 

Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm các sản phẩm KHCN của Viện Công nghiệp gỗ

Sinh viên thực tập sản xuất tại Cty CP Woodland

Sinh viên Viện CNG thực hành môn Khoa học gỗ

 

V. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN (có thể liệt kê những giảng viên đầu ngành, dạy chuyên môn).

- Tổng số: 39 cán bộ giáo viên. Trong đó:

     +  33 cán bộ cơ hữu,

     + 06 cán bộ kiêm giảng,

     + 07 cán bộ đang học tập tại nước ngoài.

- Học hàm học vị: 02 GS; 06 PGS; 15 TS; 17 ThS; 07 ĐH; 07 NCS tại nước ngoài.

- Danh hiệu: NGND 02; NGƯT: 01

 

Nguồn: WIC


Chia sẻ

Tin nổi bật