Trường Đại học Lâm nghiệp tham gia Hội thảo về bảo tồn Mộc bản tại Đà Lạt

27 tháng 9, 2019

 

   Nhằm tăng tổng kết lại kết quả đã đạt được trong thời gian qua về việc bảo quản, gìn giữ  di sản, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo tồn bền vững, kéo dài tuổi thọ cho tài liệu Mộc bản, ngày 27/9/2017, Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước – Bộ Nội vụ đã tổ chức buổi Hội thảo với chủ đề "Tổng kết và định hướng bảo tồn mộc bản triều nguyễn".

   Tham gia Hội thảo, về phía Cục lưu trữ nhà nước có Bà Mai thị Thu Hiền, Phó trưởng phòng Phụ trách phòng nghiệp vụ VTLTTW; Bà Trần Thị Thanh Bình, Phó trưởng phòng kế hoạch tài chính. Về phía Trường Đại học Lâm nghiệp có GS.TS. Phạm Văn Chương, Phó Hiệu trưởng cùng các nhà khoa học của Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất. Về phía Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Viện trưởng; TS. Nguyễn Tử Kim, Trưởng Phòng Bảo quản cùng các chuyên gia của Viện Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Về phía các cơ quan nghiên cứu có Ông Dương Trung Quốc, Tổng TK Hội sử học Việt Nam; các nhà khoa học của Viện Hán-Nôm. Về phía Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 có Ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc cùng toàn thể CBVC của Trung tâm.

   Mục đích của Hội thảo là tổng kết và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về việc bảo quản, gìn giữ và phục chế mộc bản nhằm lưu trữ di sản quốc gia đã được UNESCO công nhận.

   Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Trọng Kiên, Phó GĐ Trung tâm thí nghiệm và PTCN – Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất, Trường Đại học Lâm nghiệp đã có bài tham luận về giải pháp xử lý các vết nứt vỡ của mộc bản cũng như biện pháp ghép nối phục chế các mộc bản đã bị vỡ rời mà Viện Công nghiệp vỗ và nội thất đã thực hiện.

   Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009, gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử..., triều đình đã cho khắc nhiều bộ sách sử và các tác phẩm văn chương để ban cấp cho các nơi. Quá trình hoạt động đó đã sản sinh ra một loại hình tài liệu đặc biệt, đó là mộc bản.

   Hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp.

Một số hình ảnh của Hội thảo

TS. Nguyễn Trọng Kiên trình bày tham luận

Khung cảnh chung của Hội thảo

Chụp ảnh lưu niệm

Tác giả: PTH

 


Chia sẻ