GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ

10 tháng 11, 2016

 

 

   Viện Công nghiệp gỗ được thành lập theo Quyết định số 5689/QĐ-BNN-TCCB ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và chính thức hoạt động từ 01/3/2015. Do thay đổi cơ cấu tổ chức nhằm tạo sự liên thông trong chương trình đào tạo các ngành học, ngày 01/4/2019 Bộ môn TKNT của Viện KTCQ&TKNT đã chính thức sát nhập vào Viện Công nghiệp gỗ theo các QĐ: QĐ số 607 và 608/QĐ-ĐHLN-TCCB về việc điều chuyển CBVC và điều chỉnh chức năng nhiệm vụ các đơn vị trực thuộc trường; QĐ số 570 và 610/QĐ-ĐHLN-TCCB về việc điều chuyển và bổ nhiệm viện chức.

  Tính từ 15/04/2019, Ban lãnh đạo Viện Công nghiệp gỗ gồm:

     - PGS.TS. Lý Tuấn Trường, Viện trưởng; Điện thoại: 02432 232 053; 0912 635 383,

     - TS. Phan Duy Hưng, Phó Viện trưởng; Điện thoại: 0912 210 345

1. Chức năng hoạt động:

   Viện Công nghiệp gỗ (sau đây gọi tắt là Viện) có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn thuộc nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

   2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình, đề án, dự án nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp gỗ thuộc nhiệm vụ của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

   2.2. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp gỗ; đào tạo bậc đại học lĩnh vực công nghệ vật liệu, tự động hóa, quản lý công nghiệp theo kế hoạch của Nhà trường.

   2.3. Nghiên cứu khoa học:

a) Cấu tạo, tính chất của gỗ, vật liệu có nguồn gốc từ thực vật;

b) Công nghệ chế biến gỗ, lâm sản;

c) Công nghệ tạo vật liệu sinh học;

d) Công nghệ gia công đồ gỗ và vật liệu gỗ;

đ) Thiết bị cơ giới hóa, tự động hóa khai thác và chế biến gỗ rừng trồng;

e) Vật liệu mới, sản phẩm gỗ mới trong lĩnh vực xây dựng và nội thất;

g) Sử dụng hiệu quả nguyên liệu gỗ và các loại phụ phẩm nông lâm nghiệp có nguồn gốc từ thực vật có sợi;

h) Công nghệ tạo năng lượng, nhiên liệu từ nguyên liệu sinh học.

   2.4. Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về công nghệ chế biến gỗ và lâm sản.

   2.5. Tư vấn và chuyển giao công nghệ các kết quả nghiên cứu vào sản xuất; Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ: Giám định gỗ, kiểm định chất lượng các loại vật liệu gỗ và sản phẩm từ gỗ. Sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ và thiết bị, sản phẩm gỗ thuộc nhiệm vụ của Viện để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo về công nghiệp gỗ.

   2.6. Tư vấn thiết kế quy hoạch vùng công nghiệp chế biến gỗ, quy hoạch thiết kế nhà máy chế biến gỗ, lâm sản; thiết kế, thi công lắp đặt thiết bị nhà máy chế biến lâm sản và các công trình thuộc hạ tầng cơ sở phát triển nông thôn; đánh giá tác động môi trường công nghiệp chế biến gỗ.

   2.7. Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng yêu cầu xã hội; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật.

   2.8. Hợp tác quốc tế về lĩnh vực công nghiệp gỗ.

   2.9. Quản lý cơ sở vật chất, tài chính, tài sản, phương tiện và các nguồn lực khác của Viện.

   2.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp giao.

3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Cơ cấu tổ chức Viện Công nghiệp gỗ bao gồm:

3.1. Lãnh đạo Viện Công nghiệp gỗ: có Viện trưởng và 01 Phó Viện trưởng

3.2. Phòng Tổng hợp

3.3. Các Bộ môn:

   - Bộ môn Khoa học gỗ;

   - Bộ môn Công nghệ và thiết bị chế biến gỗ;

   - Bộ môn Thiết kế đồ gỗ và nội thất

3.4. Trung tâm Thí nghiệm và Phát triển công nghệ:

            - Tổ Thực hành và dịch vụ Khoa học Công nghệ;

            - Tổ thực tập và dịch vụ sản xuất.

3.5. Nhân sự Viện Công nghiệp gỗ:

Tính từ 01/10/2019, Viện Công nghiệp gỗ có tổng số 40 CBVC cơ hữu và 06 CBGV kiêm giảng. Trong đó:

- Cán bộ có học hàm GS: 02; PGS: 06

- Cán bộ có học vị: TS: 15; ThS: 17; KS, CN: 06 

- Số cán bộ đang có mặt tại Viện: 32 người

- Số cán bộ đang học tập ở nước ngoài: 08.

- Số cán bộ kiêm giảng: 06

4. Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị

4.1. Cơ sở hạ tầng Viện Công nghiệp gỗ bao gồm:

- Trụ sở chính của Viện Công nghiệp gỗ là khu nhà T8 gồm: Phòng Viện trưởng và các Phó Viện trưởng; Phòng chức năng; Các Bộ môn, Trung tâm thí nghiệm và PTCN; Các phòng thí nghiệm, thực hành.

- Xưởng thực hành, thực tập sản xuất.

Bảng tổng hợp diện tích Văn phòng, Phòng Thí nghiệm, Nhà xưởng

TT

Nhà xưởng

Diện tích

Loại nhà

Sở hữu

Của trường

Thuê

1

Văn phòng

200 m2

Cấp 2

X

 

2

Phòng thí nghiệm

1.500 m2

Cấp 2

X

 

3

Nhà xưởng

2.000 m2

Cấp 4

X

 

 

4.2. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học:

- Xưởng thực hành thuộc Trung tâm TNTH&PTCN có nhiều máy móc thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất đồ mộc, dây chuyền xẻ, dây chuyền sản xuất ván ghép thanh, thiết bị sấy và biến tính gỗ có thể đảm nhận tốt các công việc phục vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ và thực tập sản xuất cho sinh viên.

- Các phòng thực hành của Trung tâm TNTH&PTCN có hệ thống thiết bị thí nghiệm về công nghệ chế biến gỗ và công nghệ vật liệu bao gồm nhiều modul chuyên ngành, được trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện đại, đồng bộ, cơ bản đáp ứng được cho các hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên sâu về công nghệ chế biến gỗ, Khoa học gỗ, công nghệ vật liệu composite.

 

Một số hình ảnh giới thiệu về Viện Công nghiệp gỗ

Đội ngũ cán bộ, giáo viên  qua các giai đoạn

 

 

Các hoạt động của sinh viên

 

Tham gia Hội thảo trong nước

 

Tham gia Hội thảo và hợp tác quốc tế

 

Tham gia liên kết, hợp tác với doanh nghiệp

 

Tham gia đào tạo lưu học sinh

 

Tổ chức các hoạt động phong trào

 

Tác giả: P.TH

Nguồn: WIC

 


Chia sẻ