Chuẩn đầu ra ngành Công nghệ Chế biến Lâm sản năm 2020 (Đào tạo hệ cử nhân)

3 tháng 3, 2021

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

 
   

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
   

 Hà Nội, ngày …. tháng…. năm 20…

 

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

(Ban hành theo Quyết định số ...../QĐ-ĐHLN-ĐT ngày ...../...../2020)

 

I. Giới thiệu chương trình

1. Giới thiệu chung

            Tên chương trình: Chương trình đào tạo ngành công nghệ chế biến lâm sản

            Tên ngành đào tạo:    Tiếng Việt: Công nghệ chế biến lâm sản

Tiếng Anh: Wood Technology

            Mã ngành: 759001

            Trình độ đào tạo: Đại học  

Hình thức đào tạo: Chính quy       

            Thời gian đào tạo: 3,5÷4 năm             Số tín chỉ: 120÷126

            Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp phổ thông trung học

            Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân

            Thang điểm: 10

            Quy trình đào tạo: Theo quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014

            Điều kiện tốt nghiệp: Theo quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014

2. Mục tiêu đào tạo

2.1. Mục đích đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản lý sản xuất, kinh doanh nền tảng, các kỹ năng và năng lực cơ bản cần thiết để có thể ứng dụng trong các lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản. Bao gồm: thiết kế, chế tạo, lập quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm, vận hành và sửa chữa các máy gia công gỗ, quản lý sản xuất, thi công và giám sát thi công công trình gỗ, kinh doanh gỗ và lâm sản;

Người học được rèn luyện để có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, có tài đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Người học được trang bị những kiến thức nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu và tự thích ứng để có thể tiếp tục làm việc và học tập ở trình độ cao hơn.

2.2. Mục tiêu đào tạo

 

Đào tạo được các sinh viên khi tốt nghiệp ra trường có kiến thức, kỹ năng và năng lực:

  1. Có kiến thức giáo dục đại cương; kiến thức nền tảng kỹ thuật và công nghệ cốt lõi; kiến thức tổ chức sản xuất, thi công công trình, quản trị kinh doanh và phát triển thị trường trong lĩnh vực chế biến lâm sản;
  2. Phát triển khả năng tự học, kỹ năng giải quyết vấn đề, và học tập suốt đời; các kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực chế biến lâm sản;
  3. Nâng cao khả năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm; thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội;
  4. Phát triển năng lực hình thành ý tưởng thiết kế; năng lực vận hành hệ thống và thiết bị công nghệ trong sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm gỗ nói chung và sản phẩm nội thất nói riêng; năng lực thi công công trình gỗ; năng lực quản lý sản xuất, tham gia quản trị kinh doanh và phát triển thị trường. 

II. Chuẩn đầu ra

1. Kiến thức

1.1. Kiến thức cơ bản

- Hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị theo quy định của Bộ GD&ĐT (Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19-7-2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, và Tư tưởng Hồ Chí Minh);

- Có kiến thức về giáo dục Thể chất và Quốc phòng – An ninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Theo Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 (03TC) và Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 (165 tiết/4HP) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

- Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, tiếng Anh, và công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;

- Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở ngành về khoa học gỗ, hình học họa hình, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện và điện tử, nguyên lý máy, nguyên lý cắt vật liệu gỗ, kỹ thuật nhiệt,... kết hợp khả năng sử dụng các công cụ hiện đại để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập cũng như nghiên cứu ở trình độ cao hơn.

1.2. Kiến thức chuyên môn

Có khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành học kết hợp với khả năng sử dụng công cụ hiện đại để triển khai thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc thiết bị, hệ thống và quá trình công nghệ trong chế biến gỗ, đồng thời tham gia các hoạt động tổ chức, quản lý, điều hành, xây dựng chương trình thuộc các lĩnh vực chuyên môn:

- Công nghệ xẻ, sấy, bảo quản và trang sức bề mặt gỗ;

- Máy và thiết bị chế biến gỗ, tự động hoá trong chế biến gỗ;

- Công nghệ sản xuất vật liệu gỗ, giấy và bột giấy;

- Thiết kế, chế tạo và sản xuất đồ gỗ;

- Tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất chế biến gỗ, thi công và giám sát thi công công trình gỗ;

- Quản trị kinh doanh và phát triển thị trường trong lĩnh vực chế biến lâm sản.

2. Kỹ năng

2.1. Kỹ năng cứng

- Nhận biết, kiểm tra, nghiên cứu và thực nghiệm được các vấn đề kỹ thuật liên quan đến thiết kế, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, sản phẩm và chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực chế biến lâm sản;

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá được các vấn đề liên quan đến chế biến lâm sản nhằm đưa ra các giải pháp sử dụng hiệu quả gỗ, vật liệu gỗ, máy móc thiết bị, năng lượng, và nhân lực, cũng như đảm bảo an toàn về môi trường và an sinh xã hội;

- Vận dụng được những kiến thức liên quan để có thể thành thạo trong lập trình trên máy gia công gỗ, thiết kế sản phẩm gỗ và nội thất trên máy tính, thay đổi kết cấu sản phẩm, bóc tách sản phẩm,... nhằm tạo ra những sản phẩm đẹp, đảm bảo công năng và tiết kiệm chi phí, phù hợp với thị hiếu khách hàng;

- Tham gia thực hiện được việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý các hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến gỗ, giám sát thi công các công trình gỗ;

- Tham gia thực hiện được các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chế biến gỗ;

- Tham gia thực hiện được các hoạt động xây dựng dự án, kinh doanh và phát triển thị trường về gỗ, vật liệu gỗ, sản phẩm gỗ, và máy móc thiết bị chế biến gỗ.

2.2. Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng giao tiếp xã hội và làm việc nhóm;

- Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện và công nghệ hiện đại;

- Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc.

3. Yêu cầu về thái độ

3.1. Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh;

- Yêu nghề, trung thực và có ý thức tổ chức kỷ luật cao trong công việc;

- Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các quy định của các tổ chức làm việc.

3.2. Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ

- Có tinh thần tự giác, có trách nhiệm với nghề nghiệp, công việc, bản thân, tập thể, và cộng đồng;

- Có tác phong công nghiệp và thái độ làm việc nghiêm túc;

- Có tinh thần phục vụ cộng đồng, tinh thần hội nhập và hợp tác quốc tế.

3.3. Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc

- Có ý thức tự học, rèn luyện và cập nhật kiến thức;

- Có ý thức tư duy hệ thống, tư duy phê bình, năng động, sáng tạo, và trung thực;

- Có hiểu biết về các vấn đề đương đại và ý thức học tập suốt đời.

4. Yêu cầu về ngoại ngữ, tin học

4.1. Yêu cầu về ngoại ngữ

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến lâm sản đạt trình độ tiếng Anh chuẩn TOEIC 450 điểm do Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức thi hoặc các chứng chỉ khác tương đương.

4.2. Yêu cầu về tin học

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến lâm sản đạt trình độ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo thông tư số 03/2014/TT-BTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp của kỹ sư Công nghệ chế biến lâm sản

Cử nhân Công nghệ chế biến lâm sản có thể làm việc ở các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước:

- Công chức tại các sở, ban ngành: Sở NN&PTNT, KHCN, Sở TNMT, Sở Công thương…;

- Giảng viên các trường cao đẳng nghề, các trường đại học, cán bộ nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm và viện nghiên cứu;

- Cán bộ kinh doanh, xuất nhập khẩu gỗ, vật liệu gỗ, sản phẩm gỗ, vật tư và máy móc thiết bị chế biến gỗ;

- Cán bộ tổ chức, quản lý sản xuất và quản lý chất lượng tại các nhà máy sản xuất vật liệu gỗ, sản phẩm gỗ;

- Cán bộ thiết kế kỹ thuật tại các công ty thiết kế đồ gỗ và trang trí nội thất;

- Cán bộ giám sát và tổ chức thi công công trình gỗ;

- Cán bộ kỹ thuật bảo tồn và phục chế di sản văn hoá bằng gỗ.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến lâm sản có thể làm việc và học tập ở bậc cao hơn (kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ) tại các tổ chức, cơ sở hoặc các trường đại học/học viện trong và ngoài nước. 

7. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Trường Đại học Bristish Columbia, Canada: http://www.ubc.ca/

- Trường Đại học Lâm nghiệp Nam kinh, Trung Quốc: http://hwxy.niu.edu.cn/

       HIỆU TRƯỞNG

 

 

GS.TS. TRẦN VĂN CHỨ


Chia sẻ

Article Summary Article Summary