Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo ngành CNCBLS năm 2015

3 tháng 3, 2021

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2015

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 516-1/QĐ-ĐHLN-ĐT, ngày 15/4/2015

 của Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp)

 

1. Tên ngành đào tạo:

            Tên tiếng Việt: Công nghệ chế biến lâm sản

            Tên Tiếng Anh: Wood Technology

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Thời gian đào tạo: 4 năm

4. Đối tượng tuyển sinh, đào tạo: cán bộ, bộ đội xuất ngũ, học sinh phổ thông …

5. Yêu cầu về kiến thức

   5.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

- Hiểu biết cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Có kiến thức về giáo dục Thể chất và Quốc phòng – An ninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

- Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh.

- Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và các phần mềm chuyên dụng khác.

- Có kiến thức cơ sở ngành gồm: Hình học họa hình và vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện và điện tử, nguyên lý máy, khoa học gỗ, nguyên lý cắt vật liệu gỗ,…

   5.2. Kiến thức cơ sở ngành và khối ngành:

- Công nghệ xẻ, sấy và bảo quản gỗ.

- Máy và thiết bị chế biến gỗ, tự động hoá trong chế biến gỗ.

- Công nghệ sản xuất vật liệu gỗ.

- Thiết kế, chế tạo và sản xuất đồ gỗ.

- Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy.

 

6. Yêu cầu về kỹ năng

   6.1. Kỹ năng cứng

            Kỹ sư Công nghệ chế biến lâm sản sau khi tốt nghiệp có khả năng thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp sau:

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng của nguyên liệu gỗ và sản phẩmgỗ.

- Thiết lập và tổ chức thực hiện các loại hình công nghệ, chế tạo, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm gỗ, vật liệu gỗ và lâm sản ngoàigỗ.

- Sử dụng hiệu quả máy, thiết bị chế biến gỗ và các dây chuyền tự động hóa trong các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ;

- Thành thạo vẽ, thiết kế đồ họa và bóc tách bản vẽ kỹ thuật sản xuất đồ gỗ, tính toán, sử dụng thành thạo thao tác trên máy vi tính theo yêu cầu của chuyênngành.

- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản xuất chế biến gỗ và lâm sản và thi công các công trìnhgỗ.

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chế biếngỗ.

   6.2. Kỹ năng mềm

            - Kỹ năng tự học, làm việc chăm chỉ, tự tin, thích ứng với công việc và những thay đổi trong công việc,

- Kỹ năng hòa nhập với môi trường và đồng nghiệp, kỹ năng lắng nghe, quan sát, diễn giải nội dung, đặt câuhỏi.

  • Kỹ năng làm việc theo nhóm, xây dựng và điều hành nhóm, liên kết các nhóm.

- Kỹ năng phân tích, tư duy sáng tạo, linh hoạt và đánh giá hiệu suất công việc.

- Có khả năng thuyết trình lưu loát và giao tiếp tốt.

7. Yêu cầu về thái độ

            - Biết tư duy sáng tạo và học tập, cập nhật đổi mới kiến thức.

- Có trách nhiệm, kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, đam mê, sángtạo trong côngviệc.

- Lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, khiêm tốn.

- Trung thực, luật trong công tác, tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, có thái độ cởi mở, thân tình với đồngnghiệp.

- Thực hiện theo qui định của pháp luật, chính sách của Đảng và Nhànước.

8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

            Kỹ sư Công nghệ chế biến lâm sản có thể làm việc ở các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước:

- Kỹ sư phụ trách công nghệ, thiết kế, sản xuất đồ gỗ và lâm sản; quản lý kỹ thuật tại các tổng công ty, nhà máy, doanh nghiệp chế biến gỗ, tre nứa, song mây và lâm đặc sảnkhác.

- Là cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước;

- Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công nghệ chế biếngỗ.

- Cán bộ công tác tại các tổ chức Kinh tế - Xã hội hoạt động liên quan đến các dự án về sản phẩm gỗ và Lâm sản ngoài gỗ và bảo vệ Môitrường.

- Các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có các hoạt động liên quan đến gỗ và lâm sản ngoàigỗ.

9. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi ra trường

            Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến lâm sản có thể làm việc và học tập cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) tại các tổ chức, cơ sở hoặc các trường đại học/Học viện trong và ngoài nước.

10. Các chương trình, tài liệu chuẩn trong nước và quốc tế mà Nhà trường tham khảo

            - Trường Đại học British columbia, Canada: https://www.ubc.ca/

            - Trường Đại học Lâm nghiệp nam Kinh Trung Quốc: http://hwxy.nju.edu.cn/        

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

GS.TS. Trần Văn Chứ


Chia sẻ

Article Summary Article Summary